Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang: Dấu hiệu đứt gãy truyền thống 'tôn sư trọng đạo'
Trao đổi với Tiền Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, sự việc học sinh nhốt, ném dép vào cô giáo ở Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) có mức độ, tính chất rất nghiêm trọng, cho thấy sự xuống cấp của văn hóa học đường và dấu hiệu đứt gãy của truyền thống 'tôn sư trọng đạo'. Để xây dựng văn hóa học đường, chống bạo lực, cần tăng cường kỷ cương, khắc phục triệt để bệnh thành tích, hình thức, sự thiếu trung thực trong giáo dục.

SỰ VIỆC NGHIÊM TRỌNG

Thưa bà, sự việc học sinh nhốt cô giáo trong phòng học, có hành động, lời nói vi phạm đạo đức ở Tuyên Quang là việc chưa có tiền lệ về bạo lực học đường. Bà có thể lý giải thế nào về sự việc này?

Tôi nghĩ, bất luận vì lý do gì thì cũng không thể biện minh cho hành vi của trò đối với cô giáo trong vụ việc này, vì nó đã phá vỡ mọi nguyên tắc ứng xử, vượt quá mọi giới hạn cần có trong trường học, vi phạm cả về đạo lý và pháp luật. Dù chỉ là hiện tượng cá biệt, nhưng về mức độ, tính chất rất nghiêm trọng, cho thấy sự xuống cấp của văn hóa học đường và dấu hiệu đứt gãy của truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Vì vậy, rất dễ hiểu khi phần đông dư luận lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi bạo lực đối với người thầy, nhất là hành vi ấy diễn ra ngay trong lớp học, bởi chính những học trò của mình. Vấn đề đặt ra không chỉ là câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng về vấn đề “đúng -sai”, cũng không chỉ làm sáng tỏ trách nhiệm các bên liên quan và xử lý nghiêm minh sai phạm, mà điều quan trọng hơn là trả lại môi trường giáo dục trong lành, an toàn, hạnh phúc.

Cũng xin nói thêm, đối tượng tham gia hoạt động giáo dục hết sức đặc biệt, nên chúng ta lại cần phải rất bình tĩnh trong xem xét. Nguyên tắc là xem xét khách quan, xử lý nghiêm minh để có tính răn đe, nhưng cũng cần thận trọng, tránh tư duy “đổ lỗi”, và hơn cả, phải rất nhân văn, thấu tình đạt lý.

Truyền thống, tinh thần "Tôn sư trọng đạo", "Tiên học lễ hậu học văn" trong các nhà trường có dấu hiệu phai nhạt trong nền kinh tế thị trường, trong nhịp sống nhanh thời đại số. Theo bà, đâu là những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bạo lực học đường, trò không ra trò hiện nay?

Xác định nguyên nhân bởi tác động của nền kinh tế thị trường, của nhịp sống nhanh thời đại số thì không hẳn là sai, nhưng chưa toàn diện và chưa thật sự chính xác; vì vấn đề không nằm ở nền kinh tế thị trường hay thời đại số, mà ở chỗ chúng ta nhận thức đúng, chuẩn bị điều kiện đủ và chọn cách ứng xử phù hợp khi bước vào môi trường ấy, nhất là đối với lĩnh vực giáo dục.

Về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra trong các nhà trường, theo tôi, cần xét từ nhiều phía, cả nhà trường, gia đình và xã hội. Chủ yếu do kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường chưa nghiêm, văn hóa học đường chưa được coi trọng đúng mức, việc giáo dục đạo đức dường như bị xem nhẹ so với dạy kiến thức, đạo đức nhà giáo chưa chuẩn mực, người lớn chưa thực sự nêu gương, mối quan hệ phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn lỏng lẻo, sự tác động của môi trường mạng tới giới trẻ khá phức tạp nhưng kỹ năng thanh lọc, phân biệt tốt xấu, đúng sai chưa được trang bị đầy đủ. Rồi bệnh hình thức, bệnh thành tích, vấn đề thương mại hóa trong môi trường giáo dục đang ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ thầy trò và hình ảnh người thầy.

KHẮC PHỤC BỆNH THÀNH TÍCH

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ chính ngành giáo dục, nhà quản lý giáo dục, giáo viên..., nhất là sự nêu gương của người lớn chưa tốt. Theo bà, đâu là giải pháp để thầy thực sự là thầy, trò thực sự là trò?

Chuẩn mực và nêu gương là yếu tố tiên quyết trong giáo dục, bao gồm sự nêu gương của người lớn trong gia đình, sự nêu gương của người thầy trong nhà trường. Nói phải gắn với làm. Lời nói hay phải gắn với hành vi chuẩn thì mới có sức thuyết phục; và chắc chắn, một hành động nêu gương sẽ giá trị hơn mọi lời giáo huấn suông. Suy cho cùng, trách nhiệm nêu gương, nói lời hay, làm việc đẹp chính là giá trị cốt lõi trong văn hóa học đường, phải bắt đầu từ nhà quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo, tạo sức lan tỏa sang các thế hệ học trò.

Tất nhiên, nêu gương phải đi cùng kỷ cương mới hình thành môi trường giáo dục hoàn chỉnh. Người thầy cần được làm chủ trong hoạt động giáo dục, cần được trang bị công cụ để giữ phép tắc, kỷ cương; cần được bồi dưỡng, trang bị kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm mới có thể phát sinh do những thay đổi lớn trong bản thân người học thời nay: ý thức về “cái tôi” sớm hơn, tuổi dậy thì đến nhanh hơn, cơ hội và kỹ năng tiếp cận tri thức nhiều hơn. Muốn nêu gương, trước hết, cần làm chủ được tình huống, và cần giữ được vai trò là người tổ chức, dẫn dắt.

Với thực tế đó, chúng ta cần ưu tiên những quyết sách gì trong bối cảnh trường học đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay?

Thứ nhất là cần đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường với hệ thống các chuẩn mực, giá trị; kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là giải pháp chính, cơ bản, thường trực, lấy “xây” để “chống”. Phải có thái độ rõ ràng, xử lý nghiêm minh để răn đe kịp thời; phải kiên trì xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nền tảng đạo đức vững chắc để đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu, hành vi, lời lẽ thiếu chuẩn mực. Muốn vậy, cần tăng cường kỷ cương, khắc phục triệt để bệnh thành tích, hình thức, sự thiếu trung thực trong giáo dục; đưa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” dần đi vào nề nếp, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học.

Chúng ta yêu cầu mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng, nhưng cũng đừng quên là cần có môi trường an toàn bảo vệ tấm gương sáng ấy, để người thầy được thỏa sức sáng tạo, cống hiến. Phát triển phòng tư vấn học đường, tư vấn sức khỏe tâm thần để giúp giáo viên và học sinh giảm tải áp lực.

Thứ hai là rà soát, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử song song với xây dựng môi trường sư phạm thực sự an toàn. Đồng thời có cơ chế bảo vệ nhà giáo một cách rõ ràng. Chúng ta yêu cầu mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng, nhưng cũng đừng quên là cần có môi trường an toàn bảo vệ tấm gương sáng ấy, để người thầy được thỏa sức sáng tạo, cống hiến. Phát triển phòng tư vấn học đường, tư vấn sức khỏe tâm thần để giúp giáo viên và học sinh giảm tải áp lực.

Đối với sự việc ở Tuyên Quang, Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội đã và đang phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng cơ quan chức năng theo dõi, nắm bắt quá trình xử lý vấn đề; lắng nghe ý kiến các bên liên quan, tổng hợp thêm các vụ việc bạo lực gần đây để đánh giá toàn diện, từ đó nghiên cứu, hoàn thiện luật pháp, chính sách về giáo dục, về văn hóa và trẻ em. Dự kiến, năm 2024, Chính phủ sẽ trình Luật Nhà giáo sang Quốc hội, chắc chắn bên cạnh những quy định về chức trách, quyền hạn, cần nghiên cứu để có quy định hợp lý về môi trường làm việc, về vấn đề bảo vệ nhà giáo.

Cảm ơn bà!

DanQuyen.com (Theo tienphong.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi: Bộ Y tế yêu cầu tập trung cấp cứu người bị nạn (01-05-2024)
    Cứu tàu gặp nạn trên vùng biển Nam Định (30-04-2024)
    Bắt khẩn cấp 'nữ quái' chuyên dùng thuốc an thần 'dụ' người chăm bệnh nhân uống để cướp tài sản (29-04-2024)
    Diễn biến mới vụ 3 quả dứa giá 500.000 đồng ở Hoàn Kiếm (29-04-2024)
    Thông tin mới nhất vụ thi thể cô gái chết khô trên sofa ở Hà Nội (27-04-2024)
    Bắt giữ đối tượng giả danh Trợ lý Tổng Bí thư để lừa đảo (27-04-2024)
    Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (27-04-2024)
    Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng (27-04-2024)
    Tiêu thụ điện tiếp tục tăng mạnh, đảm bảo giữ nước cho phát điện mùa khô (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhân chứng vụ 3 bố con tử vong ở Hưng Yên: Nạn nhân nhỏ nhất được vớt lên trong tình trạng chân bị buộc dây (14-12-2023)
    Tìm thấy thi thể 2 bé gái và người bố ở Hưng Yên sau 1 tuần mất tích (13-12-2023)
    Cháy lớn tại cửa hàng phế liệu ở Trung Văn, Hà Nội (13-12-2023)
    Bắt giữ tàu hút trộm hơn 150m3 cát trên sông Hồng (13-12-2023)
    Thay đổi lịch xét xử phúc thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu' (13-12-2023)
    Nữ lao công trả lại gần 100 triệu đồng cho người đánh rơi (12-12-2023)
    Chiêu lừa đảo 'nợ tiền khám bệnh BHYT, không trả bị gửi hồ sơ lên tòa' (12-12-2023)
    Đình chỉ hoạt động 4 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai (12-12-2023)
    Chuẩn bị xét xử vụ kit test Việt Á: Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế có 4 luật sư bào chữa (12-12-2023)
    Hà Nội đạt gần 100% cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (12-12-2023)
    Nhà ga hình hoa sen 'siêu' sân bay Long Thành sau 3 tháng thi công (11-12-2023)
    Thức dậy thấy tài khoản có thêm 3,3 tỷ đồng, người phụ nữ vừa 'sốc' vừa lo (11-12-2023)
    Ván ép trên xe đầu kéo lao xuống đường đè bẹp xe máy đang lưu thông (11-12-2023)
    Lo nơm nớp giá vé xe khách đã tăng đến 40% dịp Tết Giáp Thìn 2024 (11-12-2023)
    Điều tra vụ sử dụng bằng đại học giả đấu thầu 20 công trình xây dựng (11-12-2023)
    1 con trăn gấm dài hơn 3 mét mắc lưới ở ruộng (11-12-2023)
    Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá tử vong tại phòng làm việc (11-12-2023)
    Ô tô ở Bình Dương húc văng 2 xe máy, 5 người bị thương (10-12-2023)
    Lào Cai: Lửa thiêu rụi một cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Sa Pa (10-12-2023)
    Vào khách sạn với bạn trai quen qua Facebook, cô gái bị trói, cướp sạch tài sản (09-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152895271.